Táo Quân

Táo Quân gồm ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân. (Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức...

Táo Quân gồm ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân.
(Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà).

Danh hiệu của 3 vị Táo Quân là:
● Thổ Công:
Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
● Thổ Địa:
Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
● Thổ Kỳ:
Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Bài vị thờ Táo Quân, phải viết bằng chữ Hán: trên hết là hai chữ BẢN GIA, kế dưới là danh hiệu của ba vị Táo Quân.




本家東廚司命灶府神君土地龍脈尊神五方五土福德正神






Hai bên bài vị thờ Táo Quân thường có đôi liễn:

Hữu đức năng tư hỏa,有德能司火

Vô tư khả đạt Thiên.無思可達天
Nghĩa là:
Có đức trông coi việc lửa,Vô tư có thể lên Trời.
Theo tục lệ của người Việt Nam, hễ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) hằng năm, nhà nhà đều lập một mâm cúng gồm: nhang, đèn, rượu, trà, bông, bánh, trái cây, đặt nơi giữa sân nhà để cúng đưa Ông Táo chầu Trời.
Khi Ông Táo chầu Trời, Ông Táo sẽ đem các việc xảy ra trong nhà trong một năm báo cáo lên Thượng Đế, để Thượng Đế phán xét, ban phước hay gieo họa cho nhà đó (!).
Sau đó, đến đêm Giao thừa, cũng làm một mâm cúng tương tợ như vậy để cúng rước Ông Táo trở về nhà.
Tục lệ nầy hiện nay nhiều nhà còn giữ.
Đạo Cao Đài chỉnh đốn tục lệ nầy bằng cách gọi là Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên, thiết lễ cúng Tiểu đàn tại Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu vào lúc 12 giờ khuya đêm 23 rạng 24 tháng chạp hằng năm.
Sau đó đến giờ Giao thừa, tức là lúc 0 giờ ngày mùng 1 đầu năm, thiết lễ cúng Tiểu đàn: Rước Chư Thánh.
Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên là lễ cúng đưa tất cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật có nhiệm vụ điều độ nhơn sanh nơi các cõi phàm trần, sau một năm làm việc nơi cõi trần, nay trở về Ngọc Hư Cung cõi thiêng liêng để trình tấu với Đức Chí Tôn tất cả các việc, và định chương trình cho năm sắp tới.
Lễ Đưa Chư Thánh Triều Thiên có dâng sớ lên Đức Chí Tôn, với lòng sớ chép ra như sau:
Kim vì chung niên ...(Giáp Tý)... chi lễ, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, qui chầu Thượng Đế tại Ngọc Hư Cung.
Chư Thiên phong hiệp dữ thiện tín đẳng, nghiêm thiết đàn tràng, hương đăng hoa trà quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ.
Ngưỡng vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi minh tấu, Đức Chí Tôn bố hóa hồng ân, chuyển họa vị phước, tập kiết nghinh tường, chuyển cuộc thế giới chiến tranh tão đắc hòa bình, độ tận chúng sanh, giải thoát tai nạn đao binh thống khổ, phục hưng Quốc Đạo, tiến hóa thạnh hành, phổ độ nhơn sanh, nhập vi môn đệ, vĩnh sùng chánh giáo, vạn loại hòa bình, an cư lạc nghiệp, lập thành Minh đức, Tân dân, cộng hưởng Nghiêu thiên Thuấn nhựt.
Chư đệ tử đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu,
Dĩ văn.
Dịch nôm:
Nay vì lễ hết năm ...(Giáp Tý)..., các Đấng Phật Tiên Thánh Thần trở về chầu Đức Chí Tôn tại Ngọc Hư Cung.
Các Chức sắc Thiên phong hiệp với các tín đồ, nghiêm trang lập đàn cúng tế gồm: nhang đèn bông trà trái cây, rượu tinh khiết, lập nên nghi thức, lòng thành dâng lễ.
Ngưỡng vọng các Đấng thiêng liêng, từ bi tâu rõ lên Đức Chí Tôn ban bố hồng ân, đổi họa làm phước, gom điều tốt, đón điều lành, xoay cuộc chiến tranh thế giới, sớm được hòa bình, cứu giúp tất cả chúng sanh, giải thoát khỏi các tai nạn đau khổ do chiến tranh gây ra, phục hưng nền Quốc Đạo Cao Đài, tiến hóa thạnh hành, phổ độ nhơn sanh, nhập môn vào làm môn đệ, vĩnh viễn sùng bái chánh giáo, muôn loài hoà bình, an cư lạc nghiệp, lập thành đời Minh đức Tân dân, cùng hưởng trời Nghiêu ngày Thuấn.
Chư đệ tử đồng thành tâm cúi lạy kính cẩn dâng sớ tâu lên. Kính trình.

Ngày 23 tháng Chạp ( Tức ngày 12 Âm lịch), theo tục lệ truyền thống của nhân dân ta "tiễn" Táo quân về chầu trời. Đây cũng chính là thời điểm không khí ngày tết bắt đầu rộn ràng trên quê hương Việt Nam. Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ: + Năm hành kim thì dùng màu vàng + Năm hành mộc thì dùng màu trắng + Năm hành thủy thì dùng màu xanh + Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ + Năm hành thổ thì dùng màu đen Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy! Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.

Tiễn táo quân về trời ngày 23 tháng Chạp Khắp Việt Nam mọi nhà thờ táo quân tại nhà bếp nhưng đặc biệt chỉ ở Hà Tiên, Táo Quân được thờ rất trân trọng, ngay phía sau bức bình phong ngó ra nhà bếp. Bàn thờ Táo Quân được treo trên cao có đủ bình hoa, lư hương với bức giấy thờ bằng giấy hồng đơn có pha kim óng ánh trên đó viết bằng chữ Hán: "Công bình hữu đức năng tư hoá Chính trực vô tư khả đạt thiên" Trong lễ tiễn Táo Quân về trời đêm 23 tháng chạp, người Hà Tiên cũng cúng khác. Ngoài hương đèn hoa quả, xôi, chè, họ còn cúng thêm món cổ truyền "Mì sợi nấu đường" có nêm thêm nước gừng giã. Tại Hà Tiên con có tục bán con nít cho Táo Quân và có lệ trả lễ vào những năm đứa trẻ được ba tuổi, bảy tuổi. Ðến năm 10 tuổi thì làm lễ xin chuộc con về. Tục lệ này chỉ dùng cho con trai mà thôi, đây cũng là thói trọng nam khinh nữ mà người Việt chịu ảnh hường của Trung Quốc. Ðặc điểm khác trong tục lệ thờ cúng Táo quân ở Hà Tiên không tin truyền thuyết một bà hai ông nên không cúng hia, áo, ngựa giống như các nơi khác

1) Giấy Ngũ sắc (Xanh, Đỏ, Vàng, Đen, Trắng) tượng trưng cho những thần linh theo Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa , Thổ) quảng phiếm bàng bạc trong bốn phương tám hướng của đất trời. Người đốt giấy Ngũ sắc tin tuởng rằng những thần linh vũ trụ sẽ đóng vai trò của những "Quí Nhân Chỉ dẫn"," Quí nhân đắc lực", " Quí nhân phù trì" như những chữ Hán ghi chép trên đó.2) Cúng Thần Tài người ta cũng đốt giấy tương tực với giấy Ngũ sắc gọi là Thất Thái sắc chỉ ( Giấy 7 mầu)3) Giấy cúng Thổ địa Cửa ( Bái môn khẩu thần) với câu chữ Hán khấn cầu là Quả thị niên cao đa phúc đức, Duy tòng tâm chính tập trình tường , đại ý là: Thành quả ,sống lâu nhiều phúc đức; Gìn giữ lòng ngay gập vận may.4) Giấy cúng Bách giải để cúng cầu tai qua nạn khỏi với giòng chữ Thiên giải tứ phúc trình tường ( Cầu Trời giải trừ tai ách và ban sự tốt lành)5) Giấy Bái tống Táo quân : cúng đưa ông Táo6) Giấy Bái Đại Tuế : Cúng vào năm tuổi khỏi tai ương với lời cầu : Thần linh tì hữu, Phật quang phổ chiếu ( Thần linh phù hộ, ánh Phật chiếu soi)7) Giấy Áo Bà Bổn mạng cầu cho sung túc tháng ngày ( Nhật Nguyệt Phong), đặc biệt trong bịch áo cúng Bà có vẽ hình xe hơi, TV, máy speaker, cell phone, đồng hồ, dollars...8) Giấy Cúng Tổ tiên với câu : Ưu chất sản phẩm phụng mục ân Tổ công Tông đức Trực tài quí liệu tồn tâm vi Tử hiếu Tôn hiền.(Cúng thượng phẩm biết ơn công đức Tổ Tông, Tiêu bạc vàng tỏ lòng hiếu hiền con cháu)9) Giấy cúng Quan Công với câu ca tụng là Trung Nghĩa vô dư địa, Xuân Thu bất lão thiên (Trung Nghĩa dư đầy khắp chốn, Danh thơm vang dậy ngàn thu)10)Giấy cúng Phật Quan Âm11) Giấy Vãng sanh12) Giấy Cúng Giao Thừa 13) Giấy cúng ngoài trời

COMMENTS

Tên

cá nhân giải trí hình đẹp Phật Giáo phong tục văn hóa
false
ltr
item
GIỌT SƯƠNG CÀNH SEN: Táo Quân
Táo Quân
GIỌT SƯƠNG CÀNH SEN
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/2008/01/to-qun.html
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/2008/01/to-qun.html
true
1874685925933797014
UTF-8
Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy