HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN

Táo Quân là từ Hán Việt, tiếng dân gian là Vua Táo hay Ông Táo. Nếu hiểu theo lối chữ sao hiểu vậy của thể loại văn chương thông thường thì...

Táo Quân là từ Hán Việt, tiếng dân gian là Vua Táo hay Ông Táo. Nếu hiểu theo lối chữ sao hiểu vậy của thể loại văn chương thông thường thì chuyện kể Táo Quân nghe rất là lủng củng, chẳng giống ai cả… Nhưng thực ra môn Việt Học trong Văn Hóa Việt, có hai nhánh: Nhánh Văn Chương và nhánh Văn Hóa và chuyện Táo Quân nằm trong thể loại Văn Hóa, dưới dạng của Huyền Thoại, thuộc thể văn “Ngôn Bất Ngôn”. Ở đây, ngôn ngữ được được xem như là “tạm dụng”, nhằm dẫn vào Đạo Lý vốn “bất khả tư nghì”, nên muốn hiểu ý nghĩa của huyền thoại ta phải đi theo lối dẫn của văn hóa cổ Việt, tức là lối của Nguyên Nho hay Việt Nho. Nói khác khác đi là của Việt Dịch, của “Sách Ước Trinh Nguyên Không một chữ”. Đọc Huyền thoại phải : “Bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ý, rồi bỏ ý lấy Đạo” như thể đọc Dịch.


Nguyên nghĩa của “huyền” là dấu kín, khép lại, và “thoại” là chuyện kể; cái đặc biệt của huyền thoại là chuyện kể chứ không là chuyện viết hay chuyện được in ấn thành sách, bởi kể thì tiếng nói sẽ bay đi, còn viết thì chữ nghĩa mãi còn lưu tồn mà huyền thoại cần quên lời, quên chữ vì điều quan trọng ta cần moi tìm là Ý và Đạo nằm sau lời kể. phải nói đây là lối văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại nhằm dẫn lối vào Đạo Thường, tức Đạo Thường Hằng Bất Biến, cũng là Đạo của người Việt Thường, cổ Việt, để dẫn vào Minh Triết hay vào “Đạo” như lời Kinh thơ trong Tổ Tiên Chánh Giáo Đại Đạo Sinh Tồn viết:

Kinh Châu Dương Việt hai miền
Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh

Trong Văn Hóa Cổ Việt, Rồng Tiên là “triết tự” ám chỉ hai chữ số CÀN (____) KHÔN (_ _) của bộ môn Toán Lý Số hay Dịch Số (cái lý nằm trong con số rồi qua đó có thể chỉ ra Đạo Biến Dịch) … Sau khi xác định như vậy, bài viết sau phần thuật chuyện Táo Quân, sẽ phân tích, tìm nghĩa của các ẩn tự, ẩn số, còn gọi là huyền tự, huyền số, để rồi chỉ ra Triết lý và Đạo lý hàm chứa trong chuyện Táo Quân .

Để dễ theo giõi, bài viết xin được trình bày qua các tiết mục: I. Chuyện Táo Việt: II. Chuyện Táo Tàu III. Ý Nghĩa Táo Việt Hiểu Qua Dịch Lý IV. Ý Nghĩa Táo Tàu Qua Dịch Lý V. Bài Học Rút Ra Từ Huyền Thoại Táo Quân Dòng ViệtVI. Kết Luận I. CHUYỆN TÁO VIỆT Khác với mọi gia đình ở thế gian, gia đình nhà Táo rất đơn gọn nhưng lại nhiều rắc rối: Nhà Táo không con, cũng chẳng thấy có cha mẹ, ông bà …, cũng không tuân theo Bộ Luật Gia Đình Của Bà Ngô Đình Nhu hay theo Tây phương ngày nay là một vợ một chồng, mà gia đình nhà Táo có hai chồng một vợ, hai ông một bà, như câu ca dao cổ đề cập:
“Thế gian một vợ một chồng Không như nhà Táo hai Ông một Bà”
Huyền thoại Táo Việt đại khái thế nầy: “Ngày xưa có một gia đình nọ không có con, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi, sống rất mực thương yêu nhau, nhưng ngặt nỗi quá nghèo, nghèo đến nỗi không thể đủ cơm ăn, cho dù cả hai cố sức để xoay xở … Một hôm người chồng nói với vợ mình lời chia tay để tha phương cầu thực và hứa năm sau sẽ về. Nhưng rồi năm lại năm trôi đi, bóng chồng chẳng thấy, người vợ, vì không còn cách nào để sống đành ưng thuận lấy một người đàn ông khác… Trọng Cao, người chồng sau khi từ giã Thị Nhi, những tưởng sẽ sớm kím được một tiền để về cùng vợ, nào ngờ làm cũng chẳng đủ nuôi thân, đành phải đi xin ăn độ nhựt. Một hôm Trọng Cao bước vào nhà kia để xin ăn, không ngờ lại gặp Thị Nhi, vợ mình… Hai người vừa mừng vừa tủi, kể lể những ngày tháng xa nhau… Cũng vừa khi đó anh chồng mới trở về, Thị Nhi bảo với Trọng Cao tạm trốn và kể tự sự cho người chồng mới nghe rồi nhảy vào lửa tự tử vì qúa khó xử trược sự tình nầy. Anh chồng mới, qúa bất ngờ cũng nhảy theo vào toan cứu … Rồi Trọng Cao, người chồng cũ, cũng vội vàng rời chỗ núp mà nhảy theo vào… Ngọn lửa lớn đã khiến ba người phải chết chùm… Khi hồn lìa xác, hồn hai người chồng (2 ông) đều một mực đòi quyền làm chồng Thi Nhi (1 bà) mà chẳng ai chịu nhường cho ai…”
Sự việc được đưa đến Ngọc Hoàng để nhờ phân xử, Ông Trời thấy rằng cả hai bên đều có lý và có tình, đều nhất mực thương Thị Nhi, nên chẳng biết phải phân xử thế nào đành tạm gác vụ kiện… Và rồi, năm nào cũng như năm nào, nhà Trời cứ hẹn sẽ phân xử vào năm sau, thế nên gia đình nhà Táo cứ còn giữ nguyên trạng “hai ông một bà”… Và hằng năm cứ nhằm vào ngày 23 âm lịch, nhà Táo lại mang sự rắc rối tranh tụng nầy lên trời để nhờ phân xử… Đường lên trời thì xa xôi vời vợi nên Táo phải nhờ cá chép hóa long (cá hóa rồng) làm phương tiện để cỡi đi… Bởi thế, trong ngày cúng Ông Táo 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm Lịch) có tục lệ cúng cá chép trong ngày cúng Ông Táo và đến ngày 30 cận Tết lại trở về trần thế để chịu sống cảnh “Hai Ông Một Bà” (3 người trong gia đình nhà Táo) …

Có điều đáng để ý ở đây là nhà Táo đi lên Trời mà cả Táo Ông lẫn Táo Bà đều ở truồng như nhộng, mặc áo mà không mặc quần!

II. CHUYỆN TÁO TÀUTuy người Hán phương Bắc và người Việt phương Nam đều thờ Vua Bếp hay Táo Quân, nhưng quan niệm về ông nầy của hai tộc dân khác xa nhau. Táo ta, hiểu qua lời sao nghĩa vậy, thì xem chừng có lắm điều nghịch nhĩ, thiếu tính hiện thực ở trên đời. Còn chuyện Táo Tàu thì rõ là thuân tai hơn, bởi Táo Tàu chỉ có một ông chứ không là “một tổ hợp ba thành phần gồm hai ông một bà” như ta. Chuyện Táo Tàu đại khái thế nầy:

“Táo Tàu có tên là Trương Đan, tự là Trương Tử Quách, có vợ con nhà gia giáo, rất mực thương chồng, nhưng anh ta không biết qúi cái mình đang có mà mơ mòng của lạ, bồ nhí… nên đã bỏ bê vợ nhà và về sa bị trời phạt mù hai mắt phải đi ăn xin và cuối cùng cô bồ nhí của anh ta cũng bỏ anh mà ra đi…Một ngày kia, trong một lần xin ăn, anh gặp lại vợ cũ. Bà nhận ra ông và ân cần tiếp đón khiến ông rất ân hận về những việc làm trong qúa khứ của mình. Ông khóc lóc rất đỗi thảm thương và khi nước mắt càng tuông trào thì mắt ông càng sáng ra… Và khi mắt càng sáng thì ông càng ân hận, xấu hổ với người vợ và với chính mình… Trong phút bốc đồng, ông đã nhảy vào lửa để tự kết liễu đời mình… Trương Đan chết thân biến thành tro, nhưng hai cẳng vẫn còn sau nầy hai cẳng biến thành đôi que khều than …”
Chuyện về Táo, cả Táo Tàu cũng như Táo Việt, mỗi người, mỗi đời, lời kể có khác nhưng chung cục thì cái điều then chốt vẫn không đổi thay đó là Táo Việt gồm hai ông một bà và Táo Tàu thì chỉ có một chàng đực rựa mất nết, hư thân… Và chính cái căn bản khác biệt nầy là điều vô cùng quan trọng nếu đọc chúng không bằng nhánh văn chương mà với cái nhánh văn hóa… Phần kế dưới ta sẽ xét hai câu chuyện Táo dưới quan điểm Văn Hóa nói khác đi là dưới lăng kính của Dịch Lý:
III. Ý NGHĨA TÁO VIỆT HIỂU QUA DỊCH LÝ1. Tìm Hiểu Cấu Trúc Táo Việt
Hiểu qua lăng kính Dịch Lý là xem chuyện kể như là một huyền thoại, cũng có nghĩa là phải khảo sát nó qua các huyền tự và huyền số chứa trong nó thì tức khắc Ý và Đạo của huyền thoại muốn dẫn vào tự nó hiển hiện ra … Các huyền tự và huyền số chứa trong chuyện Táo Việt là:
* Huyền Tự Trong Huyền Thoại Táo Việt:
_ Tên người vợ là Thị Nhi. Thị có hai nghĩa: 1) là thị tộc: tộc dân theo mẫu hệ, con lấy họ mẹ thay vì lấy họ cha. 2) Thị là tên của một loại trái cây khi chín có màu vàng (màu của hành Thổ, là của đất, của mẹ); trái thị có mùi thơm rất dễ chịu và rất quyến rũ, trong chuyện Tấm Cám cũng có đề cập giống cây trái nầy. Chung qui “Thị Nhi” cũng là cao trọng, qúi giá chẳng khác gì đực rựa “Cao Trọng”… Qua hai huyền tự nầy gợi ngầm ý cho ta biết là trong văn hóa Việt không có chuyện kỳ thị nam nữ trong Đạo Lý Việt. _ Tên người chồng là Trọng Cao: Trọng Cao là trọng điều cao qúi cũng có nghĩa là cao trọng. Cái gì cao trọng ? Cái Đạo Cao Trọng do cấu trúc gia đình nhà Táo 3 người và “Đạo” nầy tự nó sẽ hiển lộ như chính nó qua chính con huyền số 3 gồm 2 dương (ông), 1 âm (bà)
* Huyền Số Trong Huyền Thoại Táo Việt

Trước khi đi vào khảo sát các huyền số, tưởng cũng cần biết qua Huyền số là gì. Huyền số nằm trong huyền thoại là con số nằm dưới dạng số thập phân nhưng không nhằm ý dùng để chỉ ra số luợng (quantity) sử dụng để cân, đo, đong, đếm mà nhằm chỉ ra cái lý nằm trong con số và muốn biết cái lý nầy ta hãy đổi nó sang hệ lý số hay Dịch số (Xin đọc: Ba hệ số toán số trong Văn Hóa Cổ Việt của cùng tác gỉa XB 2004 ở San Jose). Trong huyền Thoại Táo Quân Việt có chứa các huyền số như: số 2 (hai ông), số 1 (một bà), số 3 (ba người để hình thành nhà Táo). Ta còn có con 2/3 (hai Ông trong tổng số ba người) và còn hai huyền số nữa là con 23 (ngày Ông Táo về Trời) và con 30 (ngày vua Táo trở về)
Như vừa đề cập, muốn hiểu ý con huyền số ta phải đổi các con số nằm dưới dạng thập phân nầy sang hệ lý số hay Dịch số:

Con 3 là 011 (nhị phân) và là con Dịch số Tốn của hệ Bát Quái. Ta thấy Con Tốn có hai nét dương nằm trên một nét âm, huyền thoại Táo nói là 2 Ông 1 Bà qua gợi ý từ con huyền số 3 Tốn có hai 2 hào dương và một hào âm, qua đó nhằm chỉ ra cái Cơ cấu Táo Việt
_ Cơ cấu “Táo Việt” Chỉ Ra Tam Tính: Đó là tính sáng suốt, tính dũng mãnh (hai tính dương nầy gọi là hai ông) và tính thương yêu (một âm tính nặng về tình gọi là một bà). Ba tính nầy có trong mọi sự, ở khắp mọi nơi… Thiên Chúa Giáo gọi là Ba Ngôi Chúa hay Chúa Ba Ngôi: 1) là Sự Sáng hay Chân lý tức Ngôi Cha (hiểu được qua phép làm dấu thánh tay chỉ đầu), 2) tình thương Ngôi Con, tay chỉ tim. 3) Ý chí, đảm lực hay sự gánh vác (tay chỉ hai vai) và Phật Giáo gọi ba tính nầy là Phật Tam Thể hay Phật Tự Tánh. Đó là: Đức Bi, Đức Trí và Đức Dũng … Đây là cấu trúc “ắt có và đủ” cơ bản của Đạo. Học thuyết Tam Tài Thiên Địa Nhân cũng từ cơ cấu nầy mà ra
_ Cơ Cấu Táo Việt Chỉ Ra Nguồn Nước Cam Lồ Việt Tỉnh: Cấu trúc “hai ông” trong tổng số “ba người” sẽ hình thành tỉ số 2/3, tức con Thủy Phong Tỉnh: Đây là cấu trúc “vài ba” trong nghệ thuật và trong văn hóa Việt, bởi con Huyền số 2/3 viết ra lý số sẽ là con Thủy Phong Tỉnh (Con 2 là 010 của nhị phân và là con Khảm của Dịch; con 3 là 011 (nhị phân tượng hình hai nọc một nòng), lý số là con Tốn, gồm hai nét dương nằm trên một nét âm: Tốn tức là Phong). Tỉnh có nghĩa là cái giếng, gọi là giếng Việt hay Việt Tỉnh, là nguồn sống tâm linh tức Minh Triết hay Đạo Lý Việt (Xem: Các Chiều Hướng văn Hóa trong Văn Hóa Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho). Chính “Hai Ông một Bà” hay cấu trúc 2/3 là cái xương sống của nền Triết Việt và Đạo Việt. Cái hay ở đây là rất ăn khớp với lời dạy của Nữ Thần Mộc (tức tổ Mẫu dòng Việt ) qua Huyền ngôn truyền tộc: “Nữ thần Mộc dạy con Bàng con Bộc làm nhà chữ Đinh” (Thần Mộc: Mộc là Phong (Tốn), là con 3; con Bàng con Bộc là 2 dòng con: Bàng là dòng Hồng Bàng, Bộc là Bọc, tức bọc 100 trứng của Mẹ Âu Cơ; làm nhà chữ Đinh tức đặt con 2 số chẵn (ngẫu) trên con số lẻ 3 (cơ) như là đặt nét hoành nằm ngang trên nét tung nằm dọc của chữ Đinh), khác hẳn với con tham lưỡng 3/2 là Phong Thủy Hoán như Tàu mang nặng tính Duy Dương hơn… (Các Chiều Hướng Văn Hóa: Văn Hóa Cổ Việt).
Nhìn vào cấu trúc con 3 Tốn và cấu trúc con 2/3 Thủy Phong Tỉnh, ta thấy trong cấu trúc nầy, các số cơ ngẫu (chẵn lẻ: 2 và 3 trong một phân số), hòa hợp mà không mang tính “duy” của Duy Thần (lẻ) hay Duy Vật (chẵn)… phù hợp với điều Triết gia LM Lương Kim Định chỉ ra bằng con số rằng: nền văn hóa Nho gia là 2/3, chẵn lẻ và âm dương kết hợp nói lên nó không mang tính đơn duy mà tính chu tri…

Nói về giá trị của Dịch, Khổng Tử viết: “Ước ao sống thêm để học Dịch cho bớt sai lầm” theo thôi thì học cái cấu trúc gia đình Táo Quân Việt hay cấu trúc Hai Ông Một Bà mang tính triết học và Đạo học nầy cũng sẽ giúp ta bớt được nhiều sai lầm, xin được nói ở phần “Ứng Dụng” viết bên dưới: 2. Ứng Dụng của Cấu Trúc Táo Việt
@ Ứng Dụng Vào Tôn Giáo:
Một tôn giáo để được gọi là chánh giáo, phải hội đủ ba yếu tố là: a) Phải mang tính sáng suốt và chân chánh (là ngôi “Chúa Cha” là Đường đi và Lẽ thật của TCG hay Tính Trí của Phật Giáo) b) Phải mang tính thương yêu, tôn trọng sự sống con người nói riêng và muôn loài nói chung (Ngôi “Chúa Con, Bác Ái” hay Đức Bi, Đại Bi) c) Phải có tổ chức, có khuôn phép hay luật lệ rõ ràng và nhất quán (Chúa Thánh Thần hay Đức Dũng). Thiếu một trong ba yếu tố của Tam Tính mang tính cốt lõi trên thì tôn giáo ấy phải bị xem là tà giáo, không xứng để gọi là Tôn giáo chứ đừng nói là Đạo!

Trong qúa khứ, vào thời Lý Trần, nước ta đã dựa vào cơ cấu “Một Táo Quân Ba Thành Phần Hai-Ông-Một-Bà” mà đã hóa giải bất đồng trong ba Tôn Giáo lớn thời bấy giờ là: Lão (chủ trương Vô Vi), Khổng (Hữu Vi) Phật (Chữ Tâm) bằng cách cho cả ba gôm vào một giáo phái gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Và cũng tại Việt Nam ngày nay tinh thần dung hợp nầy một lần nữa được tìm thấy nơi hai tôn giáo xuất phát ở Nam Việt Nam là Cao Đài và Hòa Hảo với chủ trương: “Phật Trời thương kẻ nhu mì Trọng Cha, yêu Chúa, kính vì tổ Tiên” (Phật Giáo Hòa Hảo) “Trời đã định hoàng khai đại Đạo Độ năm châu tôn giáo hiệp hòa Sống thì khác cửa khác nhà Chết rồi nhìn thấy một Cha, một Trời…” (Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) Với mẫu thức của cấu trúc nầy, nhất định cũng sẽ giải tỏa được những mâu thuẫn của các Tôn Giáo lớn hiện nay và cả những chủ thuyết đơn duy thần vật mà phạm vi bài viết không cho phép bàn rộng hơn… Chắc chắn những giáo thuyết tôn giáo và chủ thuyết chính trị cực đoan, không thích ứng với thời đại và không có tính khách quan của khoa học sẽ bị đào thải, riêng cấu trúc Táo Việt vừa mang tính dung nạp cao lại vừa dựa trên khoa toán lý số khách quan, chắc chắn sẽ hướng dẫn nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới: Thiên Niên Kỷ Hai Ngàn, như cơ bút Cao Đài viết:
“Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc Về sau sau làm chủ mới là kỳ” (Làm chủ: Làm ra chủ thuyết, đúng hơn là: làm sống lại chủ thuyết) Hoặc: “Việt Nam như thể cái bầu Tương lai rồi nữa đâu đâu cũng về” @ Ứng Dụng Vào Tổ Chức Chính Quyền:
Phải có tam quyền phân lập để bổ tức và kìm hãm sự qúa trớn của các nhà lãnh đạo: Ba quyền đó là Hành pháp, Lập pháp và Tư Pháp; còn về nhu cầu đòi hỏi tổ chức xã hội, cơ cấu xã hôi cũng phải hội đủ ba thành phần: Chính quyền, Đảng phái (dĩ nhiên là đa đảng) và Tổ Chức Ngoài Chính Phủ (NGO như các đoàn thể: Công Đoàn, Nông Đoàn, Tôn Giáo, Hội Thiện Nguyện…) Những Quốc gia nào không hội đủ ba thành phần “Tam đầu chế mẫu thức Táo Quân” để điều hành đất nước thì phải bị xếp vào loại phản cách mạng, phản tiến bộ, theo tà quyền, tà thuyết, độc tài, khủng bố… @ Ứng Dụng Vào Việc Đánh Giá Một Nền Văn Hóa:
Các nền văn hóa mang tính: Duy Thần, Duy Vật đã và đang gieo tai họa như thế nào chắc mọi người đều đã rõ, và như vậy một chủ đạo văn hóa được xem là ưu việt phải là nền văn hóa mang tính dung nạp cao, cả việc phải phù hợp với tiến bộ của khoa học nữa. Dĩ nhiên một nền văn hóa như vậy không tìm đâu ra ngoài cấu trúc con 3 Dịch Số “Nhân Bản Tam Tài Việt” bao gồm cả Thiên Địa Nhân (Thiên đại diện cho Duy Thần, Địa đại diện Duy Vật và Nhân là yếu tố đứng giữa có khả năng hóa giải và dung hòa hai tài Thiên và Địa; Trong con Tốn Nhân là hào hai, ở âm vị (hào chẵn) là mang mang tính (hào dương) là hình ảnh của ngôi vị gôm được trời đất vào trong… và không mang tính loại trừ như các chủ thuyết mang tính đơn duy khác… Kiến trúc văn hóa thích hợp cho thời đại toàn cầu hóa phải theo mô thức cấu trúc của Táo Việt, không thể khác được!

3. Bàn thêm về hai con Huyền số 23 và 30 và việc nhà Táo ở truồng

* Con 23 và con 30:

@ Con 23 chữ nòng nọc (cũng là chữ số nhị phân), là: 010111, đổi ra lý số là con Thiên Thủy Tụng. Tụng mang nghĩa là tranh chấp, tranh tụng; nghĩa trong huyền thoại là hai ông tranh tụng để đòi quyền làm chồng Thị Nhi và nhờ Trời phân xử

@ Con 30 là 011110 hay là Trạch Phong Đại Qúa; Đại Quá nghĩa là lớn qúa, nhưng cái gì lớn qúa đây? _ Thưa cái cấu trúc Ông Táo hay cấu trúc “Hai Ông một Bà” là cấu trúc Tam Tính mang tính cơ bản: lớn qúa như chính tượng con Dịch số Đại Qúa thể hiện ra: Ngoại Quái, con Trạch, là “một Bà (1 nét âm) hai Ông (2 nét dương), Nội quái, quái Phong T ốn là hai Ông một Bà (Hai Dương một âm). Đây là cấu trúc của mọi sự, mọi vật, là cấu trúc của Đạo Tính... (Bởi thế nên, bao nhiêu thiên niên kỷ rồi mà nhà Trời vẫn không xử xong sự tranh tụng, mà vẫn duy trì Bà Táo phải sống với hai Ông mà không thể khác được!). Trong nghĩa mở rộng, con huyền số 30 muốn xác định rằng cấu trúc Táo Quân Hai Ông Một Bà là cấu trúc Đạo Lý, Chân Lý, không thể tranh tụng, tranh cãi, là ý nghĩa của con 23 và việc Ông Trời vẫn duy trì gia đình Táo với mẫu thức “Hai Ông Một Bà” mà “Trời” muốn duy trì qua cơ cấu Táo Việt…

* Táo không mặc quần:
Có thể nói “Táo ở truồng” là một huyền ngôn: nhờ không mặc quần mà những “cái ấy” của họ được để lộ ra. Cái “ấy”của Ông là nét Dương CÀN (____); cái của Bà là nét vẽ chữ Âm KHÔN (_ _): Chính hai “cái ấy” mà phân biệt đưôc giới tính Ông Bà hay Âm Dương: Hai Ông là hai nét Dương Càn (___), một Bà là một nét Âm Khôn (_ _): Nhờ “ở truồng” mà Táo để lộ cấu trúc nhà Táo là cấu trúc “hai ông, một bà” (hai dương, một âm) như cấu trúc của con 3 Tốn vừa nói trên.

IV. Ý NGHĨA TÁO TÀU QUA DỊCH LÝ
* Xét trên ý nghĩa của văn chương:
Nghe qua chuyện Táo Tàu như trên ta thấy nó có vẻ sát thực với hiện thực đời thường: Tiền thân Táo Tàu là một tên bạc tình bạc nghĩa. Tình yêu của hắn là tình dục, ưa thích của lạ, có mới nới cũ… Chuyện Táo Tàu chẳng khác với những câu chuyện nhan nhản trong dân gian qua các thời đại, ở khắp nơi… Táo Tàu không như Táo Quân Việt đến khi chết vẫn muốn đời đời kết tóc xe tơ với người mình yêu…

Ngay trong ý nghĩa của “chữ sao nghĩa vậy” thì cũng đã thấy phẩm giá Táo Tàu kém xa Táo Việt và cũng qua chữ nghĩa qui ước, Táo ta cũng đủ để lộ ra là Tam tính sáng người, đó là:
_ Đức BI: Hai ông chồng đều nhất mực yêu thương vợ và người vợ cũng yêu cả hai ông!
_ Đức TRÍ: Cố tìm mọi lý lẽ để giành lấy phần thắng và cũng yêu công lý, yêu lẽ phải, nên đã đều đồng thuận đem chuyện tranh chấp để nhờ Trời phân xử.
_ Đức DŨNG: Kiên nhẫn đeo đuổi sự vụ hằng năm, hằng thế kỷ, hằng thiên niên kỷ, khi nào trời đất còn thì còn kiện để giành phần thắng về mình!
Đó cũng chỉ mới thử so sánh hai táo trên phương diện văn chương, dưới đây ta thử tìm hiểu ý nghĩa Táo Tàu trên phương diện văn hóa:
* Xét trên phương diện văn hóa
@ Xét về Huyền tự: Không biết chuyện Táo Tàu do người Tàu chế ra hay do người Việt sáng tác để vạch ra sự khác về văn hóa của Ta và Tàu. Nếu chuyện do ta đặt ra thì xem tên người như là một huyền tự chứa huyền nghĩa, ngược lại nếu là chuyện của người Tàu thì ta không thể làm vậy vì Tàu nói riêng và các tộc dân khác nói chung, không lồng huyền tự, huyền số để biến chuyện kể thành huyền thoại như của ta. Và vì là điều không chắc chắn nên không cứu xét tên người như là huyền tự mà chỉ cứu xét trên phần huyền số mà thôi (trong trường hợp nầy con huyền số không mang ý được chọn lựa mà nó như sự ứng hợp của định số, giống như trường hợp lá cờ của Sứ thần Phan Thanh Giản đã ứng với sứ mạng của Ông mà tôi đã trình bày trong bà viết về Cờ trước đây!) @ Con huyền số ở trong chuyện Táo Tàu: Con huyền số là con 1 (1 ông). Và ta sẽ cứu xét con 1 nầy dưới các dạng:
_ Con 1 viết ra với hệ Thái Cực (có 2 nghi) thì 1 là con dương Càn (___) chỉ giống được hay dương tính
_ Con 1 viết với dạng Tứ tượng là con Thiếu âm (tức âm thiếu, âm chưa hiển lộ hay không đáng kể) có một nét dương nằm ngoài, xếp trên một nét âm, mang hình tượng con Qui hay Rùa: có mai cứng bọc ngoài, phần thân mềm che dấu bên trong khiến ta chỉ thấy cái cứng (dương là hiển lộ mà thôi), mang nghĩa duy dương hay có xu hướng tôn dương, trọng nam (tượng hình các con khi vật chất ở giai đoạn Tứ tượng là: 1 Thiếu âm (vừa nói); 2 Thiếu dương (ngoài nét âm, trong nét dương, con vật biểu trưng là Phụng hay Phượng); 3 Thái dương (gồm hai nét dương Càn, tên vật đại diện là Long, có hình như loài bò sát; 4 là Thái âm gồm hai hào âm tạo hình tượng loài bốn chân (lân). (Chưa quen cách đổi các con 1; 2; 3, 4… hãy đổi các con huyền số nầy sang nhị phân rồi đổi nó sang con lý số như đã đề cập ở các phần trên)
_ Con 1 viết ra dưới dạng ba nét của BQ là con Cấn (Sơn): Một nét dương đặt nơi dương vị (hào 3): trọng dương trọng Nam, khinh nữ, kiểu Tàu, kiểu “Nhất Nam viết tử, thập nữ viết vô” (Một thằng con trai được xem như là có con, 10 đứa con con gái xem như không có)
Qua đó con 1 trong cấu trúc Táo một ông duy nhất mang lấy tính duy dương, trọng Nam ưa sức mạnh, chuộng bạo động, đánh nhau được cổ xúy, chọn “da ngựa bọc thây” làm lý tưởng cuộc đời và tình yêu được nung nấu bằng lòng ham muốn thõa mãn nhục dục nhất thời và bằng mọi gía…Văn hóa qua biểu tượng Táo Tàu như vậy nên dòng Hán mang lấy tính tham lam, muốn chiếm đoạt, muốn bành trướng… là lẽ đương nhiên như “qủa táo không rớt xa cái gốc của nó” (The apple does not fall far from the tree) và đây là điều khác biệt căn bản của văn hóa Hán Nho và Việt Nho. V. BÀI HỌC RÚT RA TỪ HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN DÒNG VIỆTPhần lớn về bài bài học rút ra, đã được trình bày nơi mục: III. 2 “Ứng Dụng Của Cơ Cấu Táo Việt”, mở thêm tiết mục nầy là muốn khai triển Cơ Cấu Tam Đầu nhằm chỉ ra phần dụng của nó trên nhiều lãnh vực khác nữa, ngoài các lãnh vực thuộc tôn giáo, chính trị, văn hóa như trên đã nói:
@ Về Giáo Dục phải đào tạo theo ba hướng: Trí Dục - Đức Dục - Thể Dục. Đức Dục nhằm đào tạo Tâm; Trí Dục đào tạo Trí Thể Dục đào tạo lực.
@ Trong Kinh Tế, tổ chức chú trọng cả trên ba khâu: Sản Xuất, Tiêu Thu, Phân phối; ngay trong Sản Xuất cũng tổ chức ba bộ phận: Vốn (Tư Bản) - Lao Động (Công Nhân) – Lợi Nhuận. Ngay như lợi nhuận cũng phải nghĩ đến việc chia cho ba thành phần thay vì là hai cho Tư Bản và Lao Động bởi nếu thành phẩm được sản xuất bởi hai yếu tố nầy vẫn chưa có giá trị đích thực nếu chưa được bán ra cho người tiêu thụ… Như vậy giới tiêu thụ tuy không trực tiếp sản xuất ra món hàng như họ gián tiếp bằng cách làm dịch vụ khác lấy tiền để mua … Ngày nay với hướng đi của Kinh tế thị trường đã hạ giá sản phẩm làm lợi cho giới tiêu thụ
@ Tổ Chức Xã Hội: tương lai sẽ phải hướng tới là: Không Tư Bản, Không Công Sản mà dung chấp cùng các bộ phận khác để thành một xã hội Bình Sản: Trí Thức - Tư Bản - Vô Sản
@ Trong Ngành Tình Báo: Tổ chức thành ba nhóm Thu lượm Tin - Truyền tải tin - Sử Dụng Tin.
@ Trong Trật Tự Thế Giới Mới để nhằm bảo vể con người cần phải bảo vệ tam tố: Bầu trời - Rừng núi – Sông biển (Không khí, Đất và Nước).
Nhân loại đã trải qua thời kỳ Độc thần, sắp bỏ đàng sau thời giai đoạn Nhị nguyên đối đãi và sắp hướng đến thời dung hợp Tam Tính Táo Quân theo đúng Thiên Đạo (Đạo Tự Nhiên của Thiên Nhiên là Có 1 (Thái Cực) thì có 2 (Lưỡng Nghi) Có 2 Lưỡng Nghi thì có 3 (Tam Tính) và có 3 thì có tất cả như Dịch viết: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Dich: 1 (một) là con Cấn hướng tâm (huyền thoại bảo rằng theo Mẹ lên núi). 2 (hai) là con Khảm Ly Tâm chọn Trí (huyền thoại nói là fheo Cha ra biển) 3 (ba) là con Tốn, mang nghĩa thông thoáng, tạo thế lưỡng hợp quân bình nơi “Cánh Đồng Tương”…

Luật thế gian là đối đãi trong vòng tranh đấu thắng thua của “đắt nhất biên thất nhất biên” (được mặt nầy, mất mặc kia); Thiên luật (luật của Thiên Nhiên) hướng tới sự thông thoáng “không kẻ thắng người bại” mà cộng sinh, cộng tồn… Đây là thế giới lý tưởng mà Đức Jesus bảo: “nước ta ở trên trời”… Thời đại: Đấu Người, Đấu Đất, Đấu Trời của Mao hãy cho nó xuống mồ theo Mao. Tổ hợp ba thành phần Táo Quân “Thiên Nhân Địa” (Thiên: nét Càn (___) trên cùng, Nhân: nét Càn (___) nằm giữa và Địa là nét Khôn (_ _) dưới cùng của con Tốn) phải xem như nhất thể (như là Tam tố gôm trọn trong một con Tốn) … Ba thành phần “Tam Tố“ không thể thiếu một, mất một cấu trúc sẽ bị phá vỡ, vật chất sẽ tan biến thành năng lượng theo như công thức của Einstein (thêm một trung hòa tử vào nhân nguyên tử làm phá vỡ cấu trúc của nguyên tử Uranium, tạo ra vụ nổ nguyên tử, biến vật chất thành ra năng lượng)… Tất cả nằm trong qui luật: “Cái nầy còn, cái kia còn; cái nầy mất, cái kia mất” và trở lại con người, hẳn ai cũng biết con người chỉ tồn tại khi môi sinh đất trời còn thích hợp …VI. KẾT LUẬN Chuyện kể: Hai Ông một Bà là tổ chức, đúng hơn, là cấu trúc gia đình nhà Táo Huyền Thoại, là một chuyện kể theo thể loại “văn dĩ tải Đạo”, không nhằm nêu lên cái sinh hoạt đời thường mà nhằm truyền ý để dẫn vào Đạo Thường còn gọi là Thiên Đạo tức Đạo của Thiên Nhiên Thường Hằng. Ý nghĩa của huyền thoại nầy không ngoài ý của con huyền số 3 Dịch số TỐN . . . với hai nét dương Càn (___) nằm trên và một nét Khôn (_ _) ở dưới: Hai nét dương CÀN gọi là hai Ông, một nét âm KHÔN goi là một Bà. “Ba Vua” nầy chính là Tam Tính của một Thái Cực và Thái cực dưới cái nhìn của Tôn giáo là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Thái Cực Tiên Ông (Cao Đài Đại Đạo), là Đức Chúa Trời (Thiên Chúa Giáo) và là Phật Tính hay Phật Tự Ngã của Phật Giáo…Tóm lại, cấu túc nhà Táo là cấu trúc Tam Đầu gồm hai Ông và một Bà (Hai Càn một Khôn hay hai Dương một Âm), dựa trên ba yếu tính Thiên Địa Nhân là 3 hào Dịch với hào trên cùng là Thiên, hào dưới là Địa và hào giữa là Nhân: Ba yếu tính phân lập mà trong đó không một yếu tính nào mang tính độc tôn vượt trội hơn một tính nào, nghĩa là không ĐƠN DUY như trong triết lý Tây như Duy Thần, Duy Vật, Duy, Duy Tâm, Duy lý… Cả ba yếu tính đều tồn tại độc lập nhưng cùng hổ trợ cho nhau để cùng tồn tại trong thế chưn vạc, tựa như cấu trúc của một nguyên tử có ba thành phần chính yếu là Proton (dương điện tử), neutron (trung hòa tử) và electron (âm điện tử). Tuy ta thấy có ba, nhưng cả ba cùng tồn tại trong một cơ cấu, nên nó cũng được xem nó như là cái Một Nhất Như (Tổ Huệ Năng): Cái Một nầy là cái Nhất Điểm Tam Đầu, là cái Một Cơ Cấu Gồm Ba Thành Phần mang lấy Tam Tính trong nó, mà nói theo Lê Qúi Đôn thì đây là cái Nhất Điểm Linh Thông vậy…
Cấu trúc Ông Táo hay cơ cấu Tam Đầu không mang nghĩa lý thói thường của thế gian (tính đơn duy: “thế gian một vợ, một chồng”, là mang lấy nghĩa của Duy Vật hoặc Duy Thần) mà mang tính chất của Đạo lý có cấu trúc 2/3 Thủy Phong Tỉnh. (Con 3 là mẫu số chung cho mọi cấu trúc, gồm 2 dương và 1 âm và phân số 2/3 có con 2 viết ra lý số là Khảm hay Thủy; con 3 là Tốn hay Phong và Tỉnh có nghĩa là cái Giếng, giếng của dòng Việt nên còn gọi là Việt Tỉnh, có nguồn nuớc Cam Lồ chứa sự sống hay Chân Lý Muôn Đời)
Việt Nam, trong giai đoạn chuyển mình, đang chịu sự giải phẩu cái ung nhọt của quá khứ đơn duy, hy vọng cách mệnh Việt đang đi đúng đường. Cuộc cách mệnh nầy là của toàn dân Việt dưới ngọn cờ Dân chủ và Nhân chủ, để cùng nhân loại chuyển mình vượt qua các ý thức hệ đơn duy và cùng góp sức giải thể các chế độ độc tài và nô lệ dưới mọi hình thức. Hướng” Việt Nam đi đúng là đúng với Sự Tiến Hóa Của Nhân Loại (Nhân Đạo) và đúng với Đạo Biến Dịch Dịch (Thiên Đạo)… Con đường nầy sẽ qua các chặng: Hướng Đến Trước Mắt: Dân Chủ Đa Nguyên. Hướng Đến Trong Tương Lai Gần: Dân Quyền Và Nhân Quyền. Hướng Đến Trong Tương Lai Xa: Nhân Chủ Tam Tài Việt qua bộ số 2 – 3 – 5 cũng là Cấu trúc của Táo Quân mà con 5 là thành qủa hay là số Tổng của 2 và 3.

COMMENTS

BLOGGER: 1
Loading...
Tên

cá nhân giải trí hình đẹp Phật Giáo phong tục văn hóa
false
ltr
item
GIỌT SƯƠNG CÀNH SEN: HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN
HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN
GIỌT SƯƠNG CÀNH SEN
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/2008/01/huyn-thoi-to-qun.html
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/
http://giotsuongcanhsen.blogspot.com/2008/01/huyn-thoi-to-qun.html
true
1874685925933797014
UTF-8
Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy